Kiến trúc cổ Việt Nam

Nhắc tới kiến trúc cổ Việt Nam, không ai có thể bỏ qua được những hình ảnh ngôi đền chùa cổ kính, bia đá rêu phong, những thành lũy, pháo đài kiên cố. Kiến trúc cổ Việt Nam là di tích lịch sử và nét đẹp văn hóa tâm hồn của người dân Việt Nam.

                                              Kiến trúc cổ Việt Nam

Đúng vậy, khi nhắc tới kiến trúc cổ Việt Nam, chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ tới những hình ảnh kiến trúc cổ kính, rêu phong. Bởi ý nghĩ "cổ" là cũ nên những kiến trúc cũ sẽ là những kiến trúc cổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được lịch sử hình thành cũng như đặc điểm của nó. Dưới đây chúng tôi nêu ra một số kiến thức về lịch sử hình thành, đặc điểm và các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Việt Nam.

Khái quát về kiến trúc cổ Việt Nam

Hầu hết những kiến trúc cổ Việt Nam đều được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Tất cả những kiến trúc cổ Việt Nam từ những kiến trúc đình làng có diện tích nhỏ tới những kiến trúc cung đình sang trọng có diện tích lớn đều được làm bằng những vật liệu xây dựng có sẵn và phổ biến ở Việt Nam như tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá,... say này còn có thêm các loại vật liệu kiên cố hơn như: gạch, ngói, sành, sứ,.... Những nghệ nhân xưa đã tính toán và tuân thủ một cách chính xác về quy định thống kê kích thước, kết cấu, cách đặt các hệ thống khung cột, kèo và các loại xà tạo nên một kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ Việt Nam.

Trải qua chiều dài lịch sử, có những công trình đã được trùng tu sửa chữa để tồn tại nhưng cũng có những công trình vẫn được giữ nguyên vẻ sơ khai ban đầu. Dù các công trình kiến trúc này đã trùng tu hay vẫn giữ được vẻ nguyên sơ thì chúng vẫn là những di tích chứng minh về sự sáng tạo, nghệ thuật tinh xảo, của những người Việt Nam xưa.

Một số công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Việt Nam

Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa

                                                       Thành Cổ Loa

Vào thời Âu Cơ, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác Châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Cổ Loa có vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ nơi đâu tại Đồng bằng Bắc bộ, vì đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.

Cổ Loa bao gồm 3 vòng rõ rệt: tường thành, hào ngoài, cửa thành.

Tường thành

Di tích thành hiện thấy có ba vòng: tường thành ngoài, tường thành trung và tường thành nội.

  • Tường thành ngoại là một vòng khéo kín, lần theo những gò đống tự nhiên nên không có hình dáng rõ rệt. Không phải tất cả các vòng tường thành đều do đắp xây, mà nhiều đoạn vốn là gò đất tự nhiên.
  • Tường thành trung là một vòng khép kín, không có hình dáng nhất định, cũng do đắp nối các gò tự nhiên và men theo đầm hồ mà thành.
  • Tường thành nội mang dáng vẻ khác hẳn hai vòng tường thành trên, có hình chữ nhất nghiêm chỉnh, chu vi khoảng 1.650m, mặt thành rộng khoảng 10m, chân thành rộng khoảng 20m và thành cao chừng 5m.

Hào ngoài:

  • Hào thành ngoài, phía Tây Nam, lợi dụng con sông Hoàng, chảy gần sát tường thành. Phía Tây Nam, từ gò Cột Cờ; phía Đông, từ Đầm Cả, người xưa đã đào khắp ven phía ngoài tường thành. Như vậy nước sông Hoàng có thể chảy thông khắp quanh thành.
  • Hào thành giữa cũng nối với hào thành ngoài ở gò Cột Cờ và Đầm Cả.
  • Hào thành trong được đào quanh tường thành. Đó là một vòng hào khép kín, nối với sông Hoàng bằng một trong năm lạch nước ở thành giữa.

Cửa thành 

Vòng thành trong được xây dựng theo bốn hướng chính: Nam, Bắc, Đông, Tây nhưng chỉ mở một cửa ở chính giữa tường thành phía Nam.

Vòng thành giữa mở bốn cửa: cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam.

Thành Cổ Loa vừa tăng sự lâu đời của đô thị Hà Nội thêm lên hàng nghìn tuổi, vừa bổ sung cho vị trí và vai trò trung tâm, đầu não, phồn thịnh của miền đất Thượng kinh này. Kinh thành Cổ Loa mang những giá trị to lớn của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ - bảo tồn bản sắc- bẳn lĩnh.

Cố đô Hoa Lư

Cố đô hoa lư

                                                        Cố đô Hoa Lư

Kinh đô Hoa Lư rộng khoảng 300ha, gồm Thành ngoại, Thành nội và Thành nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10m.

Kinh thành Hoa Lư xưa gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông. Theo cách bố trí thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây, thành Nam.

Thành Hoa Lư là một công trình đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của loại hình công trình phòng ngự trong lịch sử đương thời.

Thành Tây Đô

Thành Tây Đô

                                                        Thành Tây Đô

Thành Tây Đô hiện nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Đây là một công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức và xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m đất được đào đắp công phu.

Đây là công trình kiến trúc bằng đá quy mô rất lớn xây dựng từ thời nhà Trần, được coi là tòa thành cổ nhất Đông Nam Á.

Kiến trúc cung đình Huế

Cung đình Huế

                                                      Cung đình Huế

Kiến trúc Cung Đình Huế từ lâu đã trở thành một trong những quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo của Việt Nam. Năm 1802 Sau khi Cách mạng Tây Sơn bị hoàn toàn thất bại Nguyễn Ánh đã tập trung nhân lực và vật tư cả nước xây dựng hoàng cung trong kinh đô Huế. Kiến trúc cung điện dinh thự nhà Nguyễn vẫn được bố cục xây dựng theo kiểu truyền thống triều đình phong kiến Á Đông.

Trải qua gần 100  năm với bao biến động lịch sử, khí hậu khắc nghiệt và thời gian tàn phá, một số lớn cung điện dinh thự Hoàng cung nhà Nguyễn đã bị hủy hoại.Bên cạnh đó trong điều kiện xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa,  sau này kiến trúc cung đình Huế đã bị ảnh hưởng và có sự lai tạp Á, Âu trong nhiều bộ phận và đang là vấn đề bàn cãi của các nhà nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật.

Trên đây,thiết kế kiến trúc 902 studio chúng tôi đưa ra một số kiến thức về lịch sử ra đời, đặc điểm cũng như một số công trình kiến trúc cổ của Việt Nam. Hi vọng bài viết sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn để có thể hiểu rõ hơn về kiến trúc của Việt Nam.

Tin tức liên quan


 To Top