Nhiều năm trước, khi xây dựng nhà cửa, các gia đình thường để dây điện lộ ra ngoài. Việc này thường gây ảnh hưởng tới an toàn của các thành viên trong gia đình và gây mất thẩm mỹ cho căn nhà. Ngày nay có một phương pháp đi dây điện mới đó là đi dây điện âm tường.
- Sàn nhựa giả gỗ giải pháp tuyệt vời cho không gian nội thất
- Học tập cách cải tạo căn hộ tối tăm xây dựng từ năm 1930 thành nơi ngập tràn ánh sáng
Cách thi công này vừa giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn lại vừa có thể đảm bảo tính an toàn cho rất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên việc đi dây này cũng không hẳn là quá dễ dàng, bởi dây điện chìm sâu trong tường nên chỉ cần một số thao tác sai hoặc nhầm lẫn trong thi công sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Chính vì vậy bạn cần phải nắm rõ được các bước hướng dẫn đi dây điện âm tường để tránh được những rủi ro không đáng có.
Ảnh minh họa
Những ưu điểm và hạn chế của việc đi dây âm tường:
Những ưu điểm:
Đi dây điện âm tường tức là thiết kế mạng điện chìm, chạy bên trong của tường hoặc dưới đất. Khi chưa xuất hiện xu hướng thi công này mọi căn biệt thự hay căn hộ, căn nhà đã hoàn thành đều có những dây điện nhiều màu sắc chẳng chịt gây mất thẩm mỹ. Không những vậy, Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vào mùa nồm độ ẩm không khí rất cao, nếu thiết kế dây điện ở bên ngoài rất dễ có hiện tượng chập cháy, ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của các thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ em và người già. Chính vì vậy mà hệ thống dây điện âm tường này rất có ích cho mọi ngôi nhà, giúp tăng tính thẩm mỹ đồng thời đảm bảo an toàn cho gia đình. Bên cạnh đó cách đi dây điện này cũng giúp bảo vệ hệ thống điện nhà bạn không bị hỏng do các tác động bên ngoài.
Những nhược điểm:
Bởi bản chất của việc đi dây âm tường chính và đi dây sâu vào trong tường nên chi phí cho công đoạn thi công này sẽ đắt hơn là đi dây điện bên ngoài. Và cũng chính vì đi sâu vào trong tường nên khi xảy ra hiện tường hỏng hóc hay cháy điện thường rất khó để giải quyết, muốn sửa chữa bạn cần phải đục khoét tường.
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường
Bước 1: Việc đầu tiên bạn cần làm đó là xác định vị trí của các thiết bị sử dụng điện năng trong căn nhà. Bạn có thể lập một bản thiết kế để thể hiện vị trí các thiết bị sử dụng điện giúp cho người thi công có thể nắm rõ được các vị trí lắp đặt thiết bị điện và ổ điện. Đối với những nơi xảy ra hiện tường mưa lũ, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc thiết kế trên cao, đặt cầu dao ở trên để tránh bị ngập nước gây hỏng hóc.
Bước 2: Lên sơ đồ hệ thống đường đi của dây điện
Thông thường với những căn nhà do các kiến trúc sư thiết kế thì cũng sẽ được thiết kế sẵn hệ thống điện âm tường trong hồ sơ thiết kế. Việc bạn cần làm đó là giữ bản thiết kế này để khi xảy ra hiện tượng hỏng hóc, các kĩ sư điện có thể tìm được vị trí để sửa chữa.
Bước 3: Kỹ thuật lắp đặt điện âm tường đúng chuẩn
- Tạo rãnh tường: Sau khi thiết kế được toàn bộ hệ thống điện cần thi công, bạn nên dùng phấn hoặc bút để vẽ đường đi dây lên tường. Việc này giúp bạn đi dây dễ dàng hơn, không bị nhầm lẫn. Tiếp theo bạn hãy sử dụng máy cắt tường để cắt theo những đường đi dây bạn vừa mới vẽ. Bạn có thể điều chỉnh độ sâu, rộng tùy thuộc vào loại dây điện, sở thích cũng như cách sắp đặt của bạn.
- Đi đường ống: Bạn cần chọn những loại đường ống có chất lượng phù hợp với nhu cầu cũng như kinh phí mà bạn dự định bỏ ra. Đường ống này giúp cố định dây, không để các dây tiếp xúc trực tiếp với bề mặt gạch.
- Luồn dây: Bạn nên luồn dây vào thời điểm trước khi thi công để đảm bảo sự thuận tiện tránh rắc rối
- Hoàn thành: Giai đoạn cuối cùng cũng vô cùng quan trọng. Sau khi luồn được dây chính xác theo các nguyên tắc nhất định thì bạn hãy trám lại những đường ống trước đó để bề mặt tường được đẹp như lúc ban đầu, tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Một số nguyên nhân khi thi công dây điện âm tường:
Ảnh minh họa
- Bạn nên chia điện thành nhiều nhánh để có thể dễ dàng ngắt điện cục bộ từng khu vực phục vụ cho việc sửa chữa
- Cần đi dây điện ở những nơi cao ráo, khô thoáng để tránh gây hỏng hóc.
- Với những dây điện cùng nguồn điện phân phối thì nên dùng màu giống nhua, hai nguồn điện phân phối thì nên dùng điện khác nhau để dễ dàng nhận biết.
- Đối với một số loại dây điện thoại, dây mang, ti vi truyền hình cao thì bạn cần phải kéo thẳng từ nơi đặt tổng đài đến ổ cắm, không nên nối trên đường đi. Không nên nối cùng với đường đi của đây điện để tránh gây nhiễu sóng, mất tín hiệu cho các thiết bị sử dụng mạng.
Xem thêm:
Tin tức liên quan
Tư vấn thiết kế nội thất
Cẩm nang tin tức
Giải đáp top câu hỏi quét xi măng rồi có sơn được không?
Lát sân thượng bằng gạch gì là tốt nhất - Chống thấm, chống nóng lại rẻ đẹp
19 mẹo Thần kì nhà bếp bẩn mấy cũng sạch như lau như li
Truyền thống và hiện đại - sự kết hợp hoàn hảo cho phòng khách ấn tượng
Bật mí các cách khử mùi tủ gỗ công nghiệp hiệu quả
Xu hướng thiết kế
Những mẫu nhà 1 tầng 3 phòng ngủ đẹp nếu không xem sẽ hối hận cả đời
10 mẫu nhà 2 tầng nông thôn chỉ từ vài trăm triệu
Điểm lại những mẫu nhà đẹp “say đắm” lòng người trong năm 2018
Top 5 mẫu thiết kế nhà 2 tầng 3 phòng ngủ 1 phòng thờ đáng chú ý nhất 2018
9 mẫu cầu thang hiện đại được quan tâm nhiều nhất năm 2018